Quy định pháp luật về Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng là gì?

Theo quy định tại Điều 504 Bộ luật dân sự 2015 thì: " Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm".
Như vậy, việc hợp tác kinh doanh nhà hàng về bản chất cũng chỉ là một loại của hợp đồng hợp tác kinh doanh, mà trong đó lĩnh vực kinh doanh là sản phẩm dịch vụ ăn uống. Trong việc hợp tác này, các bên có thể cùng nhau xây dựng mô hình, đầu tư vốn hoặc các bên có thể đóng góp bằng cơ sở hạ tầng hay đóng góp bằng chuyên môn về nấu ăn... Tùy thuộc vào việc các bên đánh giá, ghi nhận công sức đóng góp mà định giá và chia tỉ lệ đóng góp tương đương.
 

​  Hợp tác cùng kinh doanh nhà hàng (ảnh minh họa)  ​
Ảnh minh họa

2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng bao gồm có những nội dung gì?

Cũng giống như các hợp đồng hợp tác kinh doanh khác, việc hợp tác kinh doanh nhà hàng sẽ có những điểm đặc thù nhưng vẫn phải bao gồm những điều khoản phổ biến. Ví dụ:

  • Nêu rõ Mục đích và phạm vi hợp tác kinh doanh

  • Thời gian hợp tác

  • Góp vốn và phân chia kết quả

  • Nguyên tắc tài chính

  • Ban điều hành hoạt động

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên

  • Giải quyết tranh chấp

3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có cần ký công chứng hay không?

Cũng giống như nhiều dạng giao dịch khác, Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng không thuộc danh mục các dạng giao dịch bắt buộc phải ký công chứng theo quy định của pháp luật. Việc xây dựng văn bản đảm bảo về mặt nội dung cũng như hình thức là đủ để các bên giao kết và có hiệu lực. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, các bên có thể yêu cầu công chứng theo quy định của Luật công chứng.
Trên đây là một số tư vấn của chúng tôi về Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng. Trường hợp cần tư vấn chi tiết, cụ thể hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0383.001.669 để được hỗ trợ.