Nguyên tắc cơ bản đối với trường hợp chia tài sản vợ chồng khi ly hôn
Khi vợ chồng không thể tìm được tiếng nói chung với nhau và quan hệ hôn nhân không thể cứu vãn, thì việc ly hôn là "văn minh" bởi khi đó, mỗi người sẽ được tự do trong cuộc sống của chính mình, để đi tìm những hạnh phúc mới. Bên cạnh trách nhiệm với con cái, thì câu chuyện chia tài sản vợ chồng khi ly hôn cũng là một vấn đề lớn mà rất nhiều người quan tâm.
Việc chia tài sản vợ chồng khi ly hôn sẽ được tiến hành theo thứ tự ưu tiên như sau:
-
Thứ nhất, nếu vợ chồng không có tài sản chung hoặc có tài sản chung nhưng tự thỏa thuận được mà không cần tòa án phải giải quyết thì việc chia tài sản vợ chồng sẽ được thực hiện theo đúng ý chí của hai bên.
-
Thứ hai, nếu vợ chồng có tài sản chung và không tự thỏa thuận được, khi đó vợ chồng sẽ yêu cầu tòa án đứng ra giải quyết. Khi đó, lại phát sinh hai trường hợp:
- Trường hợp vợ chồng có lập văn bản thoả thuận về việc áp dụng chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận và tòa án công nhận văn bản thỏa thuận đó có hiệu lực thì tòa án sẽ chia tài sản của vợ chồng theo nội dung thỏa thuận trong văn bản đó.
- Trường hợp vợ chồng không lập văn bản thỏa thuận về việc áp dụng chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, hoặc có lập nhưng tòa án không công nhận văn bản đó có hiệu lực thì việc chia tài sản vợ chồng sẽ được thực hiện theo chế độ tài sản vợ chồng do luật định.
1. Đối với trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận
Ví dụ: hai vợ chồng có thể thỏa thuận về việc sau khi kết hôn thì vợ chồng sẽ không có tài sản chung, mỗi tháng người chồng sẽ đưa cho vợ một khoản tiền để lo chi phí sinh hoạt gia đình; hoặc có thể thỏa thuận về việc chỉ có một lượng tài sản chung nào đó, còn lại là tài sản riêng; hay có thể thỏa thuận về việc sẽ sử dụng nguồn tiền chung của hai vợ chồng như thế nào sau khi kết hôn...
Lưu ý rằng: những nguyên tắc, quy định này của vợ chồng phải đảm bảo không vi phạm pháp luật, được pháp luật cho phép để thay thế cho những nguyên tắc theo chế độ tài sản do luật định (ví dụ trong nếu xét về nguyên tắc, chia tài sản vợ chồng theo luật sẽ là chia đôi, thì khi lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận, hai bên có thể đưa ra tỉ lệ chia bất kỳ như 30-70 hoặc 20-80 tùy ý).
Một vấn đề nữa cũng cần được quan tâm và đang được nhắc tới khá nhiều trong thực tiễn, đó là thời điểm lập văn bản thỏa thuận về áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận. Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì quy định, việc lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận phải được vợ chồng lập thành văn bản trước khi kết hôn, Điều này được hiểu là đối với những cặp vợ chồng muốn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận thì ngay từ thời điểm trước khi kết hôn, họ đã phải tiến hành lập văn bản thỏa thuận đó và được công chứng hoặc chứng thực. Và sau đó nếu như họ không kết hôn thì văn bản đó không có hiệu lực thi hành, còn nếu như họ kết hôn thì hiệu lực của chế độ tài sản theo thỏa thuận bắt đầu kể từ ngày đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, trong thực tiễn lại có rất nhiều trường hợp vợ chồng đã kết hôn nhưng sau đó mới lập văn bản thỏa thuận này với nội dung liệt kê một hoặc một số tài sản cụ thể và thỏa thuận đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Theo quan điểm của chúng tôi, văn bản này là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Tóm lại, khi chia tài sản vợ chồng khi ly hôn mà muốn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận, bắt buộc vợ chồng trước khi kết hôn phải lập văn bản thỏa thuận về việc chọn chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận (có công chứng hoặc chứng thực) thì khi ly hôn mới được tòa án chấp nhận.
2. Đối với trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định
Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác nhưng chúng tôi có thể tự tin khẳng định: đa số việc chia tài sản vọ chồng khi ly hôn vẫn là chia theo luật định, bởi chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận là một nội dung mới được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2014, đồng thời việc áp dụng vẫn còn một số bất cập nên khả năng áp dụng vào thực tiễn chưa cao.
Khi chia tài sản vợ chồng theo luật định, về nguyên tắc thì tài sản nào là của riêng vợ hoặc chồng thì sẽ trả về cho người đó, còn tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, mỗi người một nửa. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, hoàn cảnh khác nhau thì thẩm phán sẽ có quyết định khác nhau chứ không nhất thiết là chia đôi tài sản. Những yếu tố được thẩm phán tính đến khi chia tài sản chung vợ chồng bao gồm:
2.1 Công sức đóng góp của vợ, chồng
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, để có được khối tài sản chung đó thì người vợ hoặc người chồng lại phải đóng góp bằng tài sản riêng mới có được (ví dụ vợ hoặc chồng đã nhập tài sản riêng vào tài sản chung hoặc dùng tài sản riêng để có vốn kinh doanh, sau đó phát sinh lợi nhuận và lợi nhuận đó là tài sản chung...). Trong những trường hợp đó, thẩm phán có thể cân nhắc có chia đôi tài sản chung hay sẽ chia theo một tỉ lệ khác hợp lý hơn.
2.2. Lỗi của mỗi bên
Trong những trường hợp đó, thẩm phán cũng có thể cân nhắc để chia tài sản theo tỉ lệ không đều, nhằm bảo vệ quyền lợi của người chồng hoặc người vợ đã bị tổn hại do lỗi của người kia.
2.3. Hoàn cảnh của gia đình, của vợ hoặc chồng
Ví dụ: hai vợ chồng có tài sản chung là 1 căn nhà và 1 chiếc xe ô tô có giá trị tương đương ngôi nhà. Sau khi ly hôn người vợ sẽ nuôi 2 con nhỏ. Trong trường hợp này thẩm phán có thể chia ngôi nhà cho người vợ để đảm bảo sinh hoạt của các cháu nhỏ không bị xáo trộn, còn cho người chồng chiếc xe đó.
2.4. Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên
Như vậy, khi chia tài sản vợ chồng theo luật định, về lý thuyết vẫn sẽ là chia đôi tài sản cho vợ, chồng nhưng có xét đến các yếu tố đã nêu trên đây. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể thì thẩm phán mới là người quyết định xem tỉ lệ đó là bao nhiêu, tài sản nào được chia cho ai!
Trên đây là một số nội dung phân tích của chúng tôi về vấn đề chia tài sản vợ chồng khi ly hôn. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0383.001.669 để được hỗ trợ!