Căn hộ chung cư (chưa có sổ đỏ) là một tài sản đặc biệt trong giao dịch về nhà ở. Mua đi bán lại khi căn hộ chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa có sổ đỏ là chuyển rất phổ biến. Tuy nhiên, để giao dịch an toàn, không gặp phải rủi ro thì việc lập hợp đồng chính xác, tuân thủ đúng quy định là rất quan trọng.
Chuyển nhượng hợp đồng mua bán về bản chất là việc 1 bên chuyển giao quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng sang cho 1 bên thứ ba để đổi lấy 1 lợi ích vật chất nào đó. Hay nói cách khác, chuyển nhượng hợp đồng mua bán là sự chuyển giao cho bên thứ ba quyền và nghĩa vụ để bên thứ ba thay thế đúng vị trí của bên chuyển nhượng, tiếp tục thực hiện các thỏa thuận tại hợp đồng.
Tuy nhiên, tùy từng loại hợp đồng cụ thể mà pháp luật có quy định hoặc các bên giao kết hợp đồng mua bán có thỏa thuận về việc một trong các bên giao kết hợp đồng đó có được phép chuyển nhượng hợp đồng hay không. Thông thường, những tài sản nào hoặc những giao dịch nào mà diễn ra nhanh chóng, thường được hoàn tất trong khoảng thời gian ngắn thì sẽ không có thỏa thuận chuyển nhượng. Ngược lại, những hợp đồng, giao dịch mà khi giao kết, các bên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trong thời gian dài thì có thể sẽ có thỏa thuận về chuyển nhượng hợp đồng. Ví dụ: Đối với Hợp đồng mua bán nhà đã có "sổ đỏ" thì thông thường các bên sẽ tiến hành "mua đứt bán đoạn", sau khi ra sổ đỏ cho người mua thì mới bán cho người khác; Nhưng đối với hợp đồng thuê nhà, có nhiều trường hợp các bên thỏa thuận về việc bên thuê được phép sang nhượng lại cửa hàng đã thuê cho bên thứ ba....
Đối với Hợp đồng mua bán căn hộ, do tính chất của căn hộ chung cư trong khu dự án là phải được xây dựng trong khoảng thời gian dài, sau khi hoàn thiện thì việc xin cấp Sổ đỏ cũng mất khá nhiều thời gian, trong khi giữa chủ đầu tư với người mua lại ký hợp đồng mua bán căn hộ ngay kể từ thời điểm bên phía chủ đầu tư đủ điều kiện mở bán, cho nên các bên sẽ dựa vào hợp đồng mua bán căn hộ để thực hiện nghĩa vụ trong thời gian khá dài. Mặt khác, đây lại là tài sản có giá trị lớn. Chính vì thế, việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ gần như là nhu cầu tất yếu của người mua căn hộ.
2. Thủ tục, trình tự chuyển nhượng hợp đồng mua bán thế nào?
Nếu như đối với nhà đất đã có sổ đỏ, việc mua bán chuyển nhượng cơ bản gồm 2 giai đoạn là ký kết hợp đồng công chứng + thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì đối với việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ, các bên cũng thực hiện 2 giai đoạn nhưng có chút khác biệt, đó là:
- Ký văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ có công chứng; và
- Thực hiện thủ tục xác nhận chuyển nhượng tại chủ đầu tư
Trong đó, cả nội dung của văn bản chuyển nhượng cũng như văn bản xác nhận chuyển nhượng đều đã được pháp luật quy định cụ thể, chi tiết.
3. Nội dung chính của văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ
Đối tượng của hợp đồng (mô tả thông tin chi tiết về căn hộ)
Các hồ sơ, giấy tờ kèm theo
Giá chuyển nhượng, thời hạn và phương thức thanh toán
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Phương thức giải quyết tranh chấp
Trên đây là một số lưu ý của chúng tôi về Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ. Trong trường hợp chưa rõ, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0383.001.669 để được tư vấn cụ thể hơn.
Phần vốn góp trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng là một dạng tài sản có giá trị và phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhu cầu chuyển nhượng vốn góp cũng rất lớn. Vậy thì làm thế nào để xây dựng được một hợp đồng chuyển nhượng chuẩn?
Mua bán chuyển nhượng cây xăng là gì? thủ tục pháp lý thế nào là câu hỏi mà không ít nhà đầu tư đặt ra và bị bối rối khi có ý tưởng đầu tư này. Tuy xăng dầu là mặt hàng chưa bao giờ hết "hot", nhưng để mua bán cây xăng được an toàn, đúng pháp luật thì xây dựng hợp đồng rất quan trọng.
Mở cửa hàng kinh doanh là việc làm quá phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, khi kinh doanh thua lỗ mà thời hạn sử dụng mặt bằng còn quá nhiều, hoặc đầu tư thiết bị tốn nhiều chi phí thì việc sang nhượng cửa hàng là việc tất yếu phải làm để thu lại một phần vốn đầu tư.
Mỗi khi tết đến, đặc biệt là dịp tết âm lịch, các cơ quan tổ chức, các đơn vị thường tranh thủ tặng đối tác, khách hàng và người lao động những giỏ hàng, quà tết. Nếu mua những giỏ quà tết có giá trị lớn hoặc số lượng nhiều thì cần thiết phải ràng buộc với nhau bằng hợp đồng chặt chẽ.