1. Yêu cầu chủ nhà cung cấp đầy đủ hồ sơ về nhà thuê (ví dụ: Sổ đỏ, Hợp đồng mua bán…) để xác định xem căn nhà đó có được phép cho thuê hay không, người đứng ra ký hợp đồng có tư cách không? có đúng là chủ tài sản hay không?
  2. Nghiên cứu kỹ hợp đồng thuê (nếu hợp đồng do Chủ nhà lập), lưu ý những điều khoản sau:
  • Thông tin về diện tích, hiện trạng nhà thuê cũng như liệt kê và mô tả rõ hiện trạng của tài sản gắn liền (nếu có)
  • Mục đích thuê cần phải rõ ràng, càng chi tiết càng tốt.
  • Giá thuê, bao gồm cả thỏa thuận tăng giá, điều khoản về nộp thuế, phí cho cơ quan nhà nước, các khoản tiền điện, nước…
  • Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán
  • Thời hạn của hợp đồng, bao gồm cả thỏa thuận gia hạn (nếu có)
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Sự kiện bất khả kháng
  • Thỏa thuận về các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê
  • Trách nhiệm xử lý vi phạm hợp đồng
  1. Ký hợp đồng thuê như thế nào để đảm bảo an toàn pháp lý?
Theo quy định hiện hành, Hợp đồng thuê nhà có thể được lập bởi hai bên, không bắt buộc phải ký công chứng. Điều này cũng mang lại những giá trị nhất định, bởi lẽ Hợp đồng công chứng đôi khi không cho thấy sự thuận tiện, hiệu quả khi các bên muốn thể hiện những nội dung hợp đồng chi tiết, phức tạp. Tuy nhiên, đối với những người không am hiểu pháp luật hoặc đối với những hợp đồng thuê nhà có giá trị cao với những điều khoản phức tạp, thì đòi hỏi người thuê phải có kinh nghiệm và có sự am hiểu pháp luật tương đối tốt mới có thể đảm bảo quyền lợi cho người thuê.